Đặt tour dễ dàng nhanh chóng

Thanh toán an toàn linh hoạt

Luôn có mức giá tốt nhất

Hỗ trợ 24/7 miễn phí

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Yên Tử ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT nhất

Yên Tử là vùng đất Phật nổi tiếng với khu du lịch Yên Tử có cảnh đẹp nên thơ cùng hệ thống chùa chiền mang kiến trúc cổ độc đáo, hấp dẫn du khách tứ phương. Nếu đang lên kế hoạch tham quan non thiêng Yên Tử mà chưa biết bắt đầu từ đâu thì bạn hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết sau đây nhé!

1. Khu du lịch núi Yên Tử nằm ở đâu?

Núi Yên Tử còn có tên gọi khác là núi Tượng Đầu, là ngọn núi nằm giữa ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Ngọn núi này thuộc dãy núi Đông Triều vùng Đông Bắc nước ta với chiều cao 1068m so với mực nước biển. Đây còn là nơi có dải động thực vật đa dạng, phong phú.

Khu du lịch Yên Tử là nơi lưu giữ các di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Cùng với phong cảnh núi non tuyệt đẹp, khí hậu mát mẻ, thiên nhiên trong lành, nơi đây trở thành địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách xa gần.

2. Du lịch Yên Tử tháng mấy, thời gian nào đẹp?

Quảng Ninh có kiểu thời tiết điển hình của vùng Bắc Bộ với 4 mùa rõ rệt trong năm. Du lịch Yên Tử Quảng Ninh tốt nhất là vào mùa xuân, khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Lúc này, thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội thu hút đông đảo người tứ phương đến tham quan, lễ phật.

Lưu ý: 

  • Nếu muốn tận hưởng trọn vẹn không khí lễ hội du khách có thể du lịch chùa Yên Tử sau ngày khai hội vào ngày 1/10 (âm lịch). Tuy nhiên, thời gian này du khách đổ về đây rất đông nên nếu bạn không thích chen chúc, hoặc đi cùng người già, trẻ em thì nên cân nhắc.
  • Khoảng từ tháng 3 trở đi thì lượng người đi hội thưa dần, thời tiết tương đối mát mẻ, lễ hội thưa hơn nhưng vẫn rất phù hợp cho những ai thích đi hội mà ngại quá đông người.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tham quan, vãn cảnh chùa, lễ Phật thì vẫn có thể đi vào bất kỳ dịp nào trong năm. Chỉ cần theo dõi thời tiết, tránh những ngày mưa bão gây khó khăn cho việc di chuyển.

3. Phương tiện và cách di chuyển đi đến khu du lịch Yên Tử

3.1. Phương tiện di chuyển đi du lịch tâm linh Yên Tử

  • Di chuyển bằng phương tiện cá nhân (ôtô, xe máy)

Tuyến đường từ Hà Nội đến khu du lịch Yên Tử ở Quảng Ninh khoảng chừng 140km. Xuất phát từ trung tâm Hà Nội bạn có thể đi theo cách sau:

Đi theo lối cầu Chương Dương qua Nguyễn Văn Cừ, đi theo hướng QL18 để đến Bắc Ninh. Từ đây, bạn đi thẳng, gặp Chùa Trình thì rẽ trái, đi khoảng 10km sẽ đến Yên Tử.

  • Di chuyển đến khu du lịch núi Yên Tử bằng xe khách: 

Từ Hà Nội, bạn bắt các chuyến xe đi Cẩm Phả, Uông Bí, Hạ Long để đến khu du lịch tâm linh Yên Tử. Khi xe đến đoạn chùa Trình nằm trên quốc lộ 18 thì bạn xuống xe. Từ đây, bạn bắt xe buýt đến Yên Tử.

Giá xe buýt 10.000đ/ người/ lượt.

3.2. Đường đi đến khu du lịch tâm linh Yên Tử

  • Đi từ Hà Nội đến khu du lịch Yên Tử: 

Đi từ Hà Nội đến Bắc Ninh, rồi men theo quốc lộ 18 để đến Đền Trình. Từ đây, rẽ trái tầm 10km là đến khu du lịch tâm linh Yên Tử.

  • Đi từ Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định: 

Di chuyển từ các tỉnh trên đến ngã ba quốc lộ 10 và QL8, sau đó rẽ trái đến đền Trình. Từ đây đi tiếp 10km là tới Yên Tử

4. Phương tiện di chuyển lên đỉnh núi Yên Tử

4.1. Đi bộ

Đoạn đường núi dài tầm 6km với thời gian di chuyển khoảng tầm 6-8 tiếng vào thời điểm thưa người. Đi bộ là hình thức rèn luyện sức khỏe và cũng là thử thách chinh phục Yên Tử mà nhiều người đặt ra cho mình. Đoạn đường đi khá vất vả nhưng bạn sẽ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp hoang sơ của cảnh vật núi rừng.

Từ bãi đỗ xe, du khách đi tầm 300m đến suối Giải Oan, leo qua đường Tùng cổ đến Tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái đến chùa Đồng.

4.2. Đi cáp treo

Với hệ thống cáp treo hiện đại, có chiều dài 1,2km ở độ cao 450m, đi cáp treo lên núi Yên Tử vừa tiết kiệm thời gian vừa có thể ngắm trọn vẹn cảnh đẹp núi non Yên Tử từ trên cao.

Giá vé tham khảo:

  • Vé khứ hồi: 350 000đ/người
  • Vé một chiều: 200.000đ/ 1 người/ 1 tuyến
  • Người già trên 70 tuổi và trẻ em dưới 1,2m: Miễn phí

5. Du lịch Yên Tử nên ở khách sạn nào?

Du lịch Yên Tử nói riêng, Quảng Ninh nói chung, bạn hoàn toàn yên tâm về nơi lưu trú. Nơi đây có hệ thống khách sạn đa dạng, tiện nghi, nhiều mức giá để bạn thoải mái lựa chọn theo nhu cầu của mình.

6. Gợi ý những khu du lịch ở Yên Tử nên ghé qua

6.1. Chùa Trình

Chùa Trình hay còn gọi là đền Trình, chùa Bí Thượng, tọa lạc ở độ cao 1000m. Ngôi chùa có tuổi đời gần 400 năm với lối kiến trúc cổ độc đáo. Nổi tiếng là ngôi chùa gần như sắp chạm đến trời mây Yên Tử, nơi đây thu hút đông đảo du khách đến tham quan, lễ Phật.

Chùa Trình có cảnh quan thanh tịnh, không gian yên bình với cây cối xanh mát, suối chảy róc rách cùng kiến trúc cổ độc đáo, du lịch Yên Tử, đừng quên dừng chân tại đây để nghỉ ngơi, vãn cảnh chùa.

6.2. Suối Giải Oan

Trên đường đi du lịch Yên Tử, bạn sẽ ngang qua con suối Giải Oan trong xanh. Nơi đây còn gắn với câu chuyện hàng trăm cung nữ đã trầm mình để ngăn cản vua Trần Nhân Tông quy y. Kinh nghiệm du lịch bụi Yên Tử cho thấy, dừng chân tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh núi non nên thơ, suối chảy róc rách, thi thoảng là tiếng chim hót líu lo, tận hưởng không khí trong lành.

6.3. Chùa Hoa Yên

Tọa lạc ở độ cao 535m so với mực nước biển, chùa Hoa Yên với tên gọi trước đây là Phù Vân với hàm ý mây khói lãng đãng. Du lịch Yên Tử, du khách không thể bỏ qua ngôi chùa Cả này. Trước kia, nơi đây là một cái am nhỏ để vua Trần Nhân Tông giảng đạo. Ngày nay, nơi đây là điểm tham quan, hành hương của các tín đồ Phật Giáo về với đất Phật, với quan cảnh thiên nhiên đất trời thanh tịnh, yên bình.

6.4. Chùa Một Mái

Chùa Một Mái hay còn gọi là chùa Bồ Đà. Chùa có kiến trúc độc đáo với một nửa ẩn mình trong hang động, một nửa phô ra ngoài với mái ngói phủ rêu phong. Nằm giữa lưng chừng trời, xung quanh là núi đá, cây cối, nơi đây mang đến không gian thanh tịnh, hòa mình với thiên nhiên.

6.5. Chùa Bảo Sái

Nằm giữa núi rừng xanh tươi là ngôi chùa cổ mộc mạc, mái ngói đơn sơ, mang vẻ thanh bình, yên tĩnh. Nơi đây trước kia là nơi vị đệ tử thân tín nhất của vua Trần Nhân Tông – Bảo Sái tu hành và đào tạo đệ tử, viết sách. Ngày nay, nơi đây được xem là nơi hội tụ linh khí của đất trời, thu hút đông đảo tín đồ Phật tử về đây hành hương, cũng bái.

6.6. An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

An Kỳ Sinh là một tảng đá tự nhiên có hình thù giống một vị tu sĩ chắp tay cung kính. Tận dụng vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên, người dân đã lập nên am thờ An Tử – vị tu sĩ sáng chế nhiều phương thuốc chữa bệnh cứu người.

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông nằm ở độ cao 1.100m so với mực nước biển, giữa khung cảnh núi rừng tráng lệ, nguy nga. Tượng được đúc bằng đồng nguyên khối nặng đến 138 tấn, cao 12,6m. Đây là tượng đài nhân dân xây dựng nhằm tưởng nhớ đến công vua trần Nhân Tông đối với dân tộc và đạo pháp. Tương với tư thế tĩnh tại, ung dung giữa đất trời là điểm tham quan, lễ Phật đáng đến khi du lịch Yên Tử.

6.7. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử được ví như trường học dành cho tăng ni, phật tử tụng kinh, học đạo. Nằm giữa khung cảnh thiên nhiên nên thơ cùng lối kiến trúc độc đáo, đây là điểm tham quan, du lịch được nhiều du khách ghé thăm, vãn cảnh chùa.

6.8. Chùa Đồng

Tọa lạc ở độ cao 1.068m, Chùa Đồng là ngôi chùa nằm ở vị trí cao nhất của Yên Tử. Chùa được chạm trổ với những đường nét hoa văn tỉ mỉ, chạm khắc tinh xảo, điêu luyện theo kiến trúc nhà Trần. Đứng ở đây, bạn có cảm giác như chạm tới mây, đứng giữa trời đất bao la, rộng lớn. Chính vì vậy, mà nơi đây trở thành điểm tham quan được nhiều người ghé thăm nhất khi đi du lịch núi Yên Tử.

6.9. Vườn Tháp Huệ Quang

Tháp Huệ Quang cao 7m, gồm 5 tầng được ghép từ những khối đá xanh. Bên ngoài được chạm trổ cầu kỳ với nét hoa văn sóng nước uyển chuyển, mềm mại và vô cùng xuất thần. Trên đài tháp được trang trí theo lối kiến trúc đặc trưng của thời Trần với 102 cánh sen cùng hoa dây mềm mại. Xung quanh tháp là những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi đứng ra che chắn gió mưa cho bảo tháp. Mang nét đẹp uy nghi, cổ kính, tháp Huệ Quang là điểm tham quan nhất định không thể bỏ qua khi du lịch Yên Tử Quảng Ninh.

6.10. Cổng trời – Bia Phật

Cổng trời là nơi có vô vàng phiến đá trầm tích to nhỏ nằm chồng lên nhau. Tất cả được sắp xếp một cách tự nhiên, đẹp mắt. Tại đây, bạn sẽ thấy một phiến đá lớn được dựng thẳng, bên trên có đề chữ “Ai Di Đà Phật – Tứ Tự Hồng Danh”. Phiến đá này được gọi là Bia Phật.

Còn nhiều điểm tham quan độc đáo đang chờ đón bạn, hãy liên hệ ngay với Minh phúc Travel để được tư vấn giá ưu đãi nhất

Facebook
Twitter
Telegram
Email